-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Một số bệnh thường gặp ở cây dưa
Kỹ thuật trồng cây dưa lưới, dưa lê, dưa chuột tuy khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý đến một số dấu hiệu bệnh thường xuất hiện trên cây để đảm bảo cây trồng được phát triển tốt, cho ra nhiều quả đạt năng suất và chất lượng cao. Tại bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm trong việc nhận biết những loại bệnh thường gặp khi trồng.
1. Bệnh chết héo cây con
Triệu chứng phổ biến nhất của Rhizoctonia là "chết cây", hoặc hạt bị nhiễm bệnh không thể nảy mầm. R. solani có thể xâm nhập vào hạt trước khi nó nảy mầm để gây ra hiện tượng tắt dần trước khi nảy mầm này, hoặc nó có thể giết chết những cây con còn rất non ngay sau khi chúng nhú lên khỏi đất. Hạt giống nảy mầm trước khi bị nấm làm chết có vết bệnh và vỏ màu nâu đỏ trên thân và rễ.
Bệnh chết héo do loại nấm Rhizoctonia solani gây hại ở giai đoạn trồng cây con, nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp thân, rễ cây bị thối nhưng lá vẫn xanh non.
Bệnh chết héo cây con
Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện độ ẩm cao khiến nấm sản sinh trong lòng đất, ở giai đoạn này cây con còn rất yếu nên dễ nhiễm bệnh khiến cây khó sinh trưởng tốt, thậm chí cây không thể sống được. Điểm khác biệt của bệnh chết héo cây con là khi bị xâm hại, lá cây vẫn xanh tươi, khi cây con chết thì lúc đó lá cây mới héo dần.
2. Bệnh chạy dây, héo rũ
Nấm Fusarium sp. gây nên bệnh chạy dây, héo rũ trên cây dưa ở cả cây con và cây trưởng thành, khiến cho cây bị mất nước và dần dần chết khô. Thường thì độ ẩm đất và tuyến trùng là các nguyên nhân để nấm bùng phát và gây bệnh. Các biểu hiện của bệnh hại cây dưa lưới chính là thân cây bị nứt khô ra, héo mòn từ lá cho đến thân cây như bị thiếu nước lâu ngày rồi chết.
3. Bệnh sương mai, đốm phấn
Bệnh sương mai, đốm phấn do loại nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra, bệnh gây hại chủ yếu trên lá, ở mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng phủ trắng như bột hoặc có màu vàng nhạt, đó là bào tử của nấm bệnh, lá đốm vàng sau 3 – 4 ngày biến thành màu nâu đen, lá cháy úa vàng và khô rụng, thân cây khô, cây trụi lá và khô chết. Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái khiến cây cho năng suất thấp và chất lượng trái kém, có thể khiến cây bị chết. Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan lên lá non. Loại bệnh hại này thường phát triển mạnh vào thời điểm mùa mưa, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp 18 – 20ºC.
4. Bệnh thối trái non
Bệnh thối trái non có tên khoa học là Choanephora cucurbitarum, bệnh này thường tấn công ở giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn, nó sẽ tác động trực tiếp đến lá, hoa và trái non, ảnh hưởng lớn đến năng suất canh tác của người nông dân. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc gặp khi thời tiết ẩm có nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển và gây hại.
5. Bệnh thối gốc rễ
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là ở phần gốc thân sát mặt đất xuất hiện chấm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ khiến thân lá cây bị héo rũ. Sau khoảng 1 tuần thì rễ và gốc cây bị thối nhũng, cây đổ gục chết lụi.
Bệnh thối gốc rễ do nhiều loại nấm hại gây ra như nấm Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn và Thielaviopsis,… Bệnh này phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ thấp, hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.
6. Bệnh thán thư
Bệnh thán thư có tên khoa học là Colletotrichum lagenarium, đặc điểm nhận biết loại bệnh này trên cây là những vết tròn đồng tâm màu nâu xuất hiện trên mặt lá. Những vết bệnh này rất dễ phát hiện và sẽ có màu đậm hơn, to ra khi bệnh phát triển nặng trên cây.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng khắc nghiệt khiến cho cây dễ dàng mắc bệnh và phát triển bệnh rất nhanh. Khi cây bị nặng, những vết bệnh sẽ tạo thành vệt dài màu đen trên lá, cả ở trên trái dưa, bạn có thể thấy những vết bệnh tròn, màu trắng vàng, lõm vào vỏ, về sau chuyển màu nâu đen, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng. Bệnh nặng các vết liên kết thành mảng lớn làm quả thối, nhũn nước.
Điều kiện phát triển bệnh thán thư:
+ Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bã thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống. Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu do mưa.
+ Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 28 – 30C. Khi cây ra hoa nếu có mưa hay sương ẩm nhiều, hoặc kể cả trường hợp cây ra hoa vào mùa khô, lúc này tuy lượng mưa ít nhưng ban đầu vẫn có những đợt sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển.
+ Đặc biệt bào tử nấm thán thư có sức sống cao, có khả năng chịu đựng khô hạn, dễ dàng phát tán nhờ gió và côn trùng.
Các tin khác
- CÔNG DỤNG CỦA OLIGO CHITOSAN
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn 2021-2025: Chuyển mạnh sang kinh tế nông nghiệp
- Nông Nghiệp Hữu Cơ - là câu chuyện của những người làm nông nghiệp tử tế
- 10 Lợi Ích Không Ngờ Đến Từ Canh Tác Hữu Cơ
- Nông nghiệp "đa giá trị"
- SỬ DỤNG RONG BIỂN TRONG NÔNG NGHIỆP
- BÍ MẬT CHIẾT XUẤT TẢO BIỂN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP