-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh xanh lùn - Cotton virus
Triệu chứng và tác hại của bệnh xanh lùn trên cây bông vải
Bệnh xanh lùn có thể gây hại cho cây bông từ rất sớm, ngay từ khi cây còn nhỏ đến khi cây đã già.
Lá cây bông phát triển bình thường và lá cây bông bị bệnh xanh lùn
Cây bông sinh trưởng phát triển bình thường
Ban đầu gân lá non có màu xanh vàng sáng hơn màu thịt lá, rìa lá cong xuống phía dưới, về sau lá cong nhiều và có màu xanh đậm đồng nhất, các đốt thân cành ngắn lại, cây lùn, khả năng ra hoa đậu quả kém, quả nhỏ, phẩm chất xơ và hạt giảm.
Nếu cây bông bị bệnh trước 50 ngày tuổi thì hầu như không cho thu hoạch. Vì vậy, ngăn ngừa không cho bệnh xuất hiện sớm thì sẽ giảm được tác hại của bệnh.
Cây bông bị bệnh xanh lùn
Nguyên nhân gây bệnh xanh lùn trên cây bông vải
- Bệnh xanh lùn do virút gây ra.
- Lây lan nhờ rệp bông (Aphis gossypii) theo phương thức bền vững. Virút không lan truyền từ rệp mẹ sang rệp con. Do đó, tiêu diệt rệp bông là cắt con đường lây lan của bệnh, nhưng điều này không thể thực hiện tuyệt đối được.
Biện pháp phòng trừ bệnh xanh lùn trên cây bông vải
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Tiêu diệt cây ký chủ của rệp
- Luân canh cây trồng khác.
- Gieo trồng đúng thời vụ để cây khỏe mạnh
- Nhổ bỏ cây bị bệnh để tránh lây lan
- Bón phân đầy đủ, cân đối
- Có chế độ chăm sóc tốt cho ruộng bông.
- Dùng giống ít bị nhiễm hay kháng rệp.
- Phun trừ rệp cục bộ để tránh lây lan trong ruộng bông.
Những vùng có áp lực bệnh xanh lùn cao nên tiến hành phun rệp sớm. Dùng Mospilan 3 EC với liều lượng 0,2 lít/ha khi bông mới mọc và phun nhắc lại lần 2 sau lần 1 khoảng 10 - 12 ngày nếu thấy còn rệp.
Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây bông vải - Bộ NN&PT NT
Các tin khác
- CÔNG DỤNG CỦA OLIGO CHITOSAN
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn 2021-2025: Chuyển mạnh sang kinh tế nông nghiệp
- Nông Nghiệp Hữu Cơ - là câu chuyện của những người làm nông nghiệp tử tế
- 10 Lợi Ích Không Ngờ Đến Từ Canh Tác Hữu Cơ
- Nông nghiệp "đa giá trị"
- SỬ DỤNG RONG BIỂN TRONG NÔNG NGHIỆP
- BÍ MẬT CHIẾT XUẤT TẢO BIỂN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP