Bệnh Trên Cây Khoai Lang

I. Sẹo đen khoai lang - Ceratostomella jimbriata:

1. Triệu chứng bệnh sẹo đen khoai lang (Ustilago zeae Ung)

- Bệnh sẹp đen khoai lang gây hại chủ yếu ở rễ và củ, ngoài ra còn có thể gây hại ở mầm và thân cây.

- Vết bệnh hình bầu dục hoặc hình tròn, lúc đầu xanh đen sau đó chuyển mầu xám đen.

- Vết bệnh hơi lõm vào phần mô cây, mùi hôi, có những trường hợp ủng nước, vị đắng, đường kính vết bệnh dao động dao động từ 1 – 4cm, lõm sâu vào củ từ 0,5 – 1cm. Trên bề mặt vết bệnh có nhiều chấm đen nhỏ đó là quả thể bầu của nấm, đặc điểm này giúp phân biệt bệnh dễ dàng hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh sẹo đen khoai lang (Ustilago zeae Ung)

- Bệnh do nấm Ceratostomella Fimbriata (Ell. và Halst.) Elliott gây ra. Nấm còn có tên khác là Ceratocystis fimbriatum (Ell. và Halst.), Ophiostoma fimbriatum (Ell. và Halst) Nannf., Sphaeronaema fimbriata (Ell. và Halst.) Sacc. Nấm sinh sản vô tính tạo ra cành bào tử phân sinh phân nhánh, không màu ở trên bề mặt của vết bệnh. Kích thước cành bào tử 3 – 7x35 – 172micromet. Bào tử phân sinh hình trụ, kích thước 3 – 7x 7- 35 micrromet, bào tử không màu, không có vách ngăn ngang, được hình thành đơn độc hoặc từng chuỗi khoảng 20 bào tử từ cành bào tử phân sinh.

- Hậu bào tử màu nâu nhạt, hình bầu dục kích thước 6 – 13x 9 – 18 micrromet.

- Sinh sản hữu tính của nấm tạo ra quả thể bầu dục kích thước 6 – 13x 9 – 18 micrromet. Sinh sản hữu tính của nấm tạo ra quả thể bầu có cổ dài. Phần bầu của quả thể màu đen, kích thước 140 – 220micromet và nằm chìm sâu trong mô bệnh.

- Phần bầu của quả thể có màu đen, kích thước 140 - 220 micromet và nằm chìm sâu trong mô bệnh. Phần cổ quả thể rất dài, khoảng 900 micromet, phía đỉnh cổ quả thể có tán sợi xòa ra. Túi bào tử hình cầu, vỏ mõng dễ vỡ, bào tử túi có hình cái mũ, không màu, không vách ngăn và bề mặt bào tử nhẵn.

- Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 23 – 28 độ C, nhiệt độ tối thiểu 9 – 10 độ C, tối đa là 34,5 – 36 độ. Nấm thích ứng ở phạm vi pH tương đối rộng .

- Nguồn bệnh nấm tồn tại ở dạng bào tử phân sinh, bào tử hậu và đặc biệt là dạn bào tử hữu tính. Nguồn bệnh có thể tồn tại nhiều vị trí như tàn dư cây bệnh, trong đất, nói bảo quản khoai, dụng cụ chăm bón, nguồn nước tưới,...

- Hậu bào tử và bào tử hữu tính của nấm có thể tồn tại 3 – 5 tháng trong điều kiện khô ráo,.. Trong điều kiện tự nhiên nấm bệnh nằm sâu 7 – 9mm, trong tầng đất vẫn có thể giữ sức sống tới 30 tháng hoặc lâu hơn.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh sẹo đen khoai lang (Ustilago zeae Ung)

- Bệnh sẹo đen (Ustilago zeae Ung) phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa nhiều hoặc đất trồng quá ẩm ướt kết hợp với nhiệt độ từ 25 – 28 độ C.

- Ở điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao (trên 32 độ C) quá trình xâm nhiễm của nấm khó khăn, bệnh phát triển chậm. Khoai lang trồng trên đất có kết cấu đất kém, khó thoát nước, ẩm độ đất cao hoặc mưa nhiều, nhiệt độ 17 – 28 độ C đều là điều kiện cho bệnh phát sinh gây hại nặng.

- Củ khoai mang mầm bệnh được bảo quản nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, nhiệt độ trong quá trình bảo quản 20 – 28 độ C thì vết bệnh phát triển nhanh dẫn đến hiện tượng thối củ hoàn toàn.

 4. Biện pháp phòng trừ bệnh sẹo đen khoai lang (Ustilago zeae Ung)

- Chọn lọc mầm củ hoặc dây khoai sạch bệnh: Vật liệu trồng có thể là nầm hoặc dây khoai, cần tiến hành kiểm tra xác định rõ mức độ nhiễm bệnh để loại trừ mầm hoặc dây bị bệnh để tránh sự phát sinh ban đầu của bệnh.

- Ở những nơi sản xuất giống từ củ cần tiến hành xử lý đất để tiêu diệt nguồn bệnh. Không nên chọn ruộng sản xuất giống từ những vùng trồng khoai lang nhiều vụ trước đó. Khi cắt dây khoai để trồng cần cắt phần dây cách mặt đất 5cm.

- Khi xuất hiện bệnh đầu tiên ở vườn giống, và ruộng sản xuất có thể sử dụng Thiabendazole là loại thuốc đặc hiệu đối với nấm Ceratostomella. Ở vườn giống hoặc trong kho bảo quản cũ có thể sử dụng Methyl bromide để tiêu diệt nguồn bệnh bằng cách xử lý đất hoặc xông hơi kho bảo quản.

- Ngay sau khi thu hoạch củ khoai, giữ lô củ ở nhiệt độ 32 – 35 độ C và ẩm độ 85 – 90% trong 5 – 10 ngày sẽ có tác dụng dễ phát hiện để loại bỏ sớm bệnh ở các củ có vết thương sây sát hoặc vết cắt trong quá trình thu hoạch.

II. Ghẻ khoai lang - Sphaceloma batatas Sawada:

1. Triệu chứng bệnh ghẻ khoai lang (Sphaceloma batatas Sawada)

- Bệnh ghẻ khoai lang gây hại chủ yếu ở phần thân và lá cây. Vết bệnh màu trắng xám sau chuyển sang màu nâu nhạt, kích thước vết bệnh nhỏ hình tròn hoặc bầu dục dài, về sau bề mặt vết bệnh sần sùi màu nâu xám hoặc nâu tối. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành vệt hoặc từng đám trên thân và cuống lá.

- Ở mặt dưới của lá, vết bệnh thường tụ lại thành đám nhỏ trên những gân chính làm lá bị co tóp lại, thân và cuống lá teo nhỏ và cong queo. Triệu chứng dị hình do bệnh ghẻ gây ra gần giống với 1 số bệnh virus gây hại ở phần thân lá khoai lang.

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ khoai lang (Sphaceloma batatas Sawada)

- Nấm gây bệnh ghẻ có giai đoạn vô tính là Sphaceloma batatas Sawada, giai đoạn hữu tính là Elsinoe batatas Viegas và Jenkins. Trong điều kiện tự nhiên nấm phát triển ở phần dưới biểu bì lá và thân, rất ít khi quan sát thấy nấm trên bề mặt vết bệnh.

- Trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo nấm phát triển mạnh. Nấm sinh sản vô tính tạo thành đĩa cành ở dưới lớp mô biểu bì. Cành bào tử phân sinh đơn bào, không màu, hình trụ kích thước 6 – 8 micromet. Bào tử phân sinh có loại bào tử nhỏ hình cầu, kích thước từ 2 – 3 micromet, bào tử lớn hình bầu dục kích thước 2,4 – 4,0x5,3 – 7,5 micromet.

- Trong điều kiện ẩm độ thích hợp, bào tử nhỏ có thể phình to tạo thành bào tử lớn của nấm. Giai đoạn sinh sản hữu tính tạo ra quả thể bầu nằm sâu trong mô bệnh, túi bào tử màu xám sẫm, kích thước 10 – 15 micromet.

- Mỗi túi có từ 4 – 6 bào tử túi không màu, có 3 vách ngăn, kích thước 3x7 micromet. Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 – 30 độ C, nhiệt độ tối thiểu là 10 độ C, và tối đa là 38 độ C. Nấm có thể sinh trưởng trong phạm vi pH 6,0 – 8,5. Điều kiện xen kẽ giữa sáng và tối rất thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của nấm.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh ghẻ khoai lang (Sphaceloma batatas Sawada)

- Sự lan truyền của nấm bệnh trên đồng ruộng nhờ vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu qua vết thương cọ sát, tiếp xúc giữa thân lá, qua mưa, côn trùng và việc sử dụng dây khoai nhiễm bệnh làm giống.

- Khoai lang trồng nơi đất thấp, đất thịt nặng rất dễ bị nhiễm bệnh. Khoai lang trồng bãi có mức đô bệnh lớn hơn nhiều so với trồng luống. Ở nước ta bệnh ghẻ khoai lang xuất hiện ở 2 vụ chính là vụ xuân hè và vụ đông xuân. Bệnh gây hại chủ yếu ở vụ xuân hè.

- Giai đoạn sinh trưởng của cây thể hiện mức độ nhiễm bệnh của cây. Ở giai đoạn 50 – 60 ngày sau trồng, là giai đoạn sinh trưởng của cây thể hiện mức độ nhiễm bệnh khác nhau. Từ giai đoạn sinh trưởng thân lá đến khi thu hoạch thì khả năng nhiễm bệnh cao hơn giai đoạn từ hồi xanh đến 35 ngày sau trồng.

- Tập đoàn giống khoai lang có phản ứng bệnh rất khác nhau, hầu hết các giống địa phương nước ta đều nhiễm bệnh. Giống khoai Muống Bí, Chiêm dâu bị nhiễm nặng. Giống khoai Lim, Đà Nẵng có mức độ nhiễm bệnh nhẹ và khoai Hoàng Long tương đối chống chịu bệnh. Các  giống khoai VSP2, VSP3, V3 – 158 và một số giống vô tính BIS183, BIS186,…có khả năng kháng bệnh cao, và đang được trồng rộng rãi ở Fiji, Papua, Tonga, Indonesia và Philippines.

4. Biện pháp phòng và trừ bệnh ghẻ khoai lang (Sphaceloma batatas Sawada)

- Phòng và trừ bệnh ghẻ khoai lang chủ yếu bằng các biện pháp canh tác và kỹ thuật trồng trọt. Sử dụng nguồn giống (dây và củ khoai) sạch bệnh, cần loại bỏ toàn bộ cây bệnh. Khoai cần trồng theo luống cao, chủ động tưới tiêu nước và đưa thêm các giống chịu bệnh vào cơ cấu giống để hạn chế sự phát triển của bệnh. Khi phát hiện ổ đầu tiên trên đồng ruộng có thể dùng Score 250ND (0,3 – 0,5lit/ha) để phun

 

Nguồn: Giáo trình bệnh cây chuyên khoa